Tham khảo kinh nghiệm là một trong những cách để không gặp nhiều khó khăn khi thành lập công ty. Đặc biệt là công ty cổ phần khi mà quyền và nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi các cổ đông. Dưới đây là phần chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần đầy đủ và chi tiết. Nội dung được luật sư tại Tuệ Tâm Pháp tổng hợp sau khi đã hoàn thành hàng nghìn hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng. Bạn hãy theo dõi nhé!

Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần

Bạn tham khảo các nội dung này.

Kinh nghiệm đặt tên công ty cổ phần

Khi có ý định đặt một tên nào đó, hãy thử tìm kiếm trên Google xem thử tên đó đã có đơn vị nào đặt hay chưa. Hoặc cũng có thể tìm kiếm trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Toàn bộ tên của các doanh nghiệp khác đã thành lập đều có ở đây.

Việc làm này sẽ giúp bạn tránh những vi phạm trong quy chế đặt tên công ty. Quy định của pháp Đặt tên công ty phải không được trùng với tên của công ty khác; không được trùng với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân nhân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,…; không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Khi đặt tên công ty cổ phần phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình công ty + tên riêng.

kinh-nghiem-de-thanh-lap-cong-ty-co-phan
Minh họa cuộc thảo luận đặt tên cho công ty cổ phần sắp thành lập

Kinh nghiệm góp vốn thành lập công ty cổ phần

Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

  • Việc góp vốn mua cổ phần trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
  • Tài sản góp vốn là Tài sản góp vốn có thể là:
    • Đồng Việt Nam.
    • Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
    • Vàng.
    • Giá trị quyền sử dụng đất.
    • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ.
    • Công nghệ.
    • Bí quyết kỹ thuật.
    • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm:
    • Quyền tác giả.
    • Quyền liên quan đến quyền tác giả.
    • Quyền sở hữu công nghiệp.
    • Quyền đối với giống cây trồng.
    • Và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
  • Công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên mới thành lập được công ty cổ phần.

Cân đối mức vốn của công ty cổ phần

Mức vốn này do công ty tự cân đối, nhưng yêu cầu là phải đạt đủ số vốn tối thiểu nếu công ty hoạt động ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định. Ví dụ, nếu là công ty kinh doanh bất động sản thì vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng.

Lưu ý:

  • Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định và có những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định.
  • Khoản vốn này công ty tự do đăng kí và không chịu sự rằng buộc của pháp luật.
  • Khoản góp vốn do các cổ đông tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm.
kinh-nghiem-thanh-lap-doanh-nghiep-co-phan
Minh họa cảnh cổ đông thảo luận và cân đối vốn thành lập doanh nghiệp cổ phần

Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Các điểm cần lưu ý khi lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh:

  • Ngành nghề đó có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
  • Có điều kiện gì về vốn pháp định?
  • Có yêu cầu phần vốn cổ phần trong công ty?
  • Yêu cầu về chứng chỉ hành nghề?

Khi trả lời được tất cả các câu hỏi được liệt kê ở trên, là bạn đã có kinh nghiệm để thành lập công ty cổ phần ở khâu lựa chọn ngành nghề kinh doanh rồi.

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty cổ phần

Một trong những vướng mắc được không ít khách hàng sử dụng dịch vụ miễn phí tư vấn thành lập công ty cổ phần đặt ra, đó là địa chỉ của công ty. Khi chưa đủ kinh phí để có một mặt bằng ưng ý, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thuê địa điểm kinh doanh của người thân, bạn bè, hoặc của các tổ chức kinh doanh văn phòng ảo,… Chỉ cần địa chỉ công ty được xác định rõ ràng, chính xác.

Lưu ý: không được đặt trụ sở tại nhà tập thể hoặc chung cư không phục vụ cho chức năng kinh doanh.

Lựa chọn người đại diện pháp luật cho công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kĩ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thành lập công ty vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.

kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp cổ phần
Ảnh minh họa cảnh các cổ đông thảo luận khi quyết định thành lập công ty mô hình cổ phần

Kinh nghiệm về đóng thuế sau khi thành lập công ty

Thuế môn bài: Công ty đóng thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ. Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/một năm, dưới 10 tỷ đồng là 2 triệu đồng/một năm, các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện,… là 1 triệu đồng/một năm.

Thuế giá trị gia tăng: đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

Thuế nhập khẩu (đối với doanh nghiệp nhập khẩu): đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa

Thuế xuất khẩu (đối với doanh nghiệp nhập khẩu): đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa

Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ kí số điện tử như nào?

Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ kí số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.

Mở tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp chỉ cần đến ngân hàng mang theo CCCD + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp. Những thủ tục khác sẽ theo sự hướng dẫn từ phía ngân hàng.

Các kinh nghiệm khác để thành lập công ty cổ phần

Một số nội dung khác được đề cập ở chuyên mục: Các lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.

tu-van-luat-doanh-nghiep
Luật sư chuyên mảng doanh nghiệp bắt tay cùng khách hàng

Liên hệ nhận miễn phí kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần

Các quy định về thủ tục đối với doanh nghiệp mô hình cổ phần đã được nêu rõ tại luật doanh nghiệp 2020. Nhưng thực tế, không ít người gặp khó khăn khi làm thủ tục thành lập công ty cổ phần. Luật sư tại Tuệ Tâm Pháp đã hỗ trợ để họ vượt qua các khó khăn này được thuận lợi nhất. Nếu bạn đã xem hết nội dung chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ luật sư, thì hãy gọi về số Hotline 0908 693 464 (zalo) nhé, chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/24. Trân trọng!