Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, con thuộc quyền nuôi dưỡng của người mẹ theo quyết định của Tòa án, thì người mẹ có quyền đổi họ tên cho con. Tuy nhiên, cần đạt đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó là những điều kiện gì? Và cách thức làm thủ tục như thế nào? Bạn quan tâm hãy theo dõi nội dung tư vấn của công ty luật Tuệ Tâm Pháp trong bài viết Thay Đổi Họ Tên Cho Con Sau Ly Hôn dưới đây nhé!

Hoặc liên hệ về số Hotline: 0908 693 464 (zalo) để được nghe tư vấn miễn phí từ luật sư chuyên mảng hôn nhân gia đình. Cam kết tư vấn chính xác, nhanh chóng bởi luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm.

1. Những trường hợp được đổi họ cho con

Tính tới thời điểm hiện tại, pháp luật quy định 03 trường hợp được quyền thay đổi họ cho con, gồm có:

– Thay đổi họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ và ngược lại. Bố, mẹ có thể thỏa thuận về thay đổi họ cho con.

– Khi nhận con làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ con nuôi từ họ của cha mẹ đẻ sang họ của cha mẹ nuôi. Trong trường hợp khi cha, mẹ nuôi thôi không nhận con nuôi nữa thì cha, mẹ đẻ có quyền thay đổi từ họ cha mẹ nuôi đã thay đổi trước đó sang họ ban đầu là họ cha, mẹ đẻ.

– Khi làm thủ tục xác định cha, mẹ, con thì cha mẹ có quyền thay đổi họ của con từ họ của cha sang họ của mẹ.

Như vậy, nếu không nằm trong những trường hợp tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 thì sẽ không được quyền thay đổi họ của con. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định độ tuổi để con tự quyết định họ tên của mình. Như sau:

– Trường hợp con trên 18 tuổi, con sẽ được quyền tự quyết định về thay đổi họ tên của mình;

– Trường hợp người con đã đủ từ 09 tuổi trở lên, việc thay đổi họ tên cho con do bố hoặc mẹ thực hiện, cần phải có sự đồng ý của con cái.

Tổng kết lại, việc thay đổi họ tên cho con do người mẹ thực hiện, buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.

Trường hợp người cha bỏ đi biệt tích, không còn liên hệ được nữa, sẽ là một trở ngại gây khó khăn để thể hiện ý kiến của người cha trong tờ khai. Trong trường hợp này, người mẹ tạm thời không thể làm thủ tục đổi họ cho con, trừ trường hợp Tòa án tuyên bố người chồng đã chết.​

Nội dung hữu ích có thể bạn sẽ quan tâm: Thủ tục ly hôn khi người chồng bỏ đi biệt tích

doi-ten-cho-con-sau-li-di
Tư vấn các trường hợp được đổi tên cho con khi li dị

2. Thủ tục thay đổi họ tên cho con sau ly hôn

Người mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch (theo mẫu), trong đó có thể hiện sự đồng ý của chồng cũ về việc thay đổi họ cho con;

– Bản chính giấy khai sinh của con;

– Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân , sổ hộ khẩu…)

Sau đó, nộp hồ sơ tại cơ quan đã đăng ký khai sinh cho con trước đây. Hoặc thực hiện thủ tục ở cơ quan thẩm quyền nơi đang cư trú; sinh sống, mà cơ quan này không phải cơ quan đăng ký khai sinh trước đây. Có thể kể đến:

– UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ cho trẻ chưa đủ 14 tuổi;

– UBND cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây hoặc nơi cư trú của trẻ. Đây là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi thay đổi họ cho trẻ từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước;

– Cơ quan đại diện ngoại giao đã đăng ký khai sinh cho trẻ trước đây thực hiện đăng ký việc thay đổi họ cho trẻ.

Thời hạn hoàn tất thủ tục là 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nếu cần phải xác minh, thời hạn được kéo dài không quá 06 ngày.

Bạn có thể ủy quyền cho luật sư ly hôn thay mặt bạn thực hiện các thủ tục liên quan tới li dị và đổi tên cho con, áp dụng với những trường hợp hồ sơ hợp lệ.

thay-doi-ho-ten-cho-con-sau-ly-hon
Hỗ trợ thủ tục thay đổi họ tên cho con sau ly hôn

3. Đổi họ cho con sau ly hôn có cần sự đồng ý của người cha?

Pháp luật quy định, đổi họ cho con sau ly hôn cần có sự đồng ý của người không trực tiếp nuôi dưỡng. Nghĩa là, nếu mẹ là người nuôi con thì cần có sự đồng ý của người cha. Nếu cha là người nuôi con, thì cần có sự đồng ý của người mẹ.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, ly hôn chỉ làm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Quan hệ của cha – mẹ – con sẽ không bị thay đổi và luôn tồn tại. Cha mẹ sẽ luôn có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với con cái cho đến khi trưởng thành. Chính vì vậy mọi thay đổi hay giao dịch dân sự phát sinh thì đều cần được sự đồng ý của cả hai. Việc người mẹ hoặc người cha muốn tự thay đổi họ cho con sang họ của mình sẽ không được cơ quan nhà nước chấp nhận thực hiện.

thay-doi-ho-ten-cho-con-sau-ly-hon
Quyền của người cha khi người mẹ đổi họ tên cho con sau khi li dị

4. Bình luận từ độc giả

Sự việc đổi họ tên cho con sau ly hôn nhận được rất nhiều bình luận của người đọc. Dưới đây là một vài những ý kiến nổi bật, được Tuệ Tâm Pháp tổng hợp lại:

Văn Minh: Đứa trẻ không có tội, họ tên không tạo ra con người tốt hay xấu mà là do cách giáo dục, chỉ bảo. Bạn có thể thù ghét chồng cũ nhưng bạn đổi tên sẽ làm xáo trộn cuộc sống của con, sau này lớn lên chắc gì nó muốn mang họ của bạn..đừng để chuyện người lớn tội lên các cháu bé.

minhgiang1969: Vấn đề của người mẹ là ghét chồng cũ nên muốn đơn phương bỏ họ theo cha của con. Do vậy sẽ không có sự đồng ý của người cha, và tất nhiên pháp luật không cho phép.

Yeuthuongmaiphuong: Toà không cho đổi tên con vì cần có sự đồng ý của chồng. Mẹ cũng không lấy được tiền nuôi con từ bố dù có quyết định của toà. Không rút tên con ra sổ hộ khẩu dù con do mẹ nuôi vì cần có sự đồng ý của chồng. Người phụ nữ có quá nhiều thiệt thòi mà pháp luật chưa bảo vệ được.

botvote1: Trong bài viết có dẫn luật, ghi rõ ràng là dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cả BỐ và MẸ cho dù đã li hôn, mà nhiều người ở đây vẫn bình luận bảo ra xã, phường làm là được, rất đơn giản. Bó tay.

10 Bình luận / Câu hỏi của bài “Thay Đổi Họ Tên Cho Con Sau Ly Hôn Quy Định Mới 2024

  1. Avatar
    Biên says:

    Thật thiệt thòi cho đứa trẻ khi đổi họ phải được sự đồng ý của cha . Cha cờ bạc , gái gú và hai vk Ck ly hôn , mẹ nuôi con ko có trợ cấp nuôi dưỡng của cha , sau ly hôn ba buôn ma túy và phải ngồi tù 20 năm . Vậy là tất cả lý lịch của đứa trẻ bị ảnh hưởng từ việc học hành và sau này thi vào các trường an ninh .

  2. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Việc thay đổi họ cho con, cũng không thể thay đổi được người đó là cha ruột của bé.
    Thật sự thì lý lịch của một người khi có cha bị án tích (nếu chưa được xoá) cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều (muốn theo bên ngành công an, thì lý lịch 03 đời rất quan trọng), nhưng nếu sau này cha của bé được xoá án tích rồi thì con vẫn được ứng tuyển những ngành nghề đó ạ.
    Thân ái!

  3. Avatar
    Ngọc Anh says:

    Cho e hỏi là e với ck đã ly hôn giời e
    muốn đổi họ cho con mà không có sự đồng ý của ck được không ạ. Con e mới 26 tháng

  4. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì khi thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó.
    Vì vậy, bạn muốn đổi họ cho con phải có sự đồng ý của cha bé bạn nhé.
    Thân ái.

  5. Avatar
    Nguyễn thị cẩm tú says:

    E và chồng chuẩn bị ly hôn. Cho e hỏi sau khi ly hôn e có thể thay đổi họ tên của con khi được sự chấp nhận của chồng không

  6. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Tuệ Tâm Pháp.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì khi thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó.
    Nếu chồng bạn đồng ý (có ký tên xác nhận) cho bạn thay đổi họ tên của con thì có thể thực hiện thủ tục trước hoặc sau khi ly hôn đều được bạn nhé.
    Thân ái!

  7. Avatar
    Đặng Văn đại says:

    Tôi và vợ tôi ở với nhau có 1 đứa con. Mà vợ tôi chưa ly hôn nên con tôi lấy họ chồng cũ. Giờ vợ tôi đã ly hôn rồi. Cho hỏi bây giờ tôi có đổi họ cho con tôi qua họ của tôi được ko ạ.

  8. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Tuệ Tâm Pháp.
    Theo quy định pháp luật thì con có thể mang họ cha hoặc họ mẹ. Cơ sở để xác định cha, mẹ là thông tin trên giấy khai sinh của bé.
    Hiện nay, giấy khai sinh của bé thông tin người cha là người chồng pháp lý trước đây của vợ bạn.
    Để con bạn lấy họ cha ruột (là bạn) thì bạn cần làm thủ tục xin xác định cha cho con. Sau khi có Bản án/Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật xác định bé là con ruột của bạn thì bạn và mẹ bé liên hệ UBND có thẩm quyền làm thủ tục cải chính hộ tịch cho bé (thay đổi thông tin người cha) và lúc này 02 bên thoả thuận lấy họ cha cho bé thì cán bộ tư pháp sẽ thực hiện đổi họ cho bé.
    Thân ái!

  9. Avatar
    Hoàng thanh xuân says:

    Em và chồng cũ đã ly hôn được 6 năm, từ khi bé chưa dc 1 tuổi. bé ở với mẹ và ông bà ngoại. Tiền cấp dưỡng là 1.5 triệu/tháng, thi thoảng có đến thăm hỏi chứ k quan tâm chăm sóc con nhiều. Mọi sinh hoạt đều do ông bà ngoại bao bọc giúp đỡ. Hiện tại bố bé đã kết hôn. Vậy em muốn đổi họ tên cho bé, trong trường hợp bố bé k đồng ý thì có cơ sở hay cách giải quyết nào để đổi được họ tên k ạ?

  10. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Tuệ Tâm Pháp.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì khi thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó.
    Nếu chồng bạn đồng ý (có ký tên xác nhận) cho bạn thay đổi họ tên của con thì có thể thực hiện thủ tục trước hoặc sau khi ly hôn đều được bạn nhé.
    Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *