Không phải bất cứ đơn ly hôn nào nộp lên thì Tòa án đều chấp thuận. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể chấp thuận hoặc bác bỏ đơn xin ly hôn. Vậy trường hợp nào Tòa bác đơn ly hôn? Điều kiện bác đơn của Tòa án là như thế nào? Hãy cùng văn phòng luật sư Tuệ Tâm Pháp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Trường hợp Tòa bác đơn ly hôn

Tòa án bác đơn không thụ lý giải quyết cho ly hôn khi xét thấy vụ việc ly hôn này không đáp ứng được các căn cứ; điều kiện để được ly hôn; hoặc vụ việc ly hôn vi phạm những trường hợp không được phép ly hôn do pháp luật quy định.

bac-don-ly-hon
Minh họa việc luật sư tư vấn trường hợp tòa án bác đơn ly hôn

Căn cứ Điều kiện bác đơn của Tòa án

► Áp dụng với trường hợp là đơn ly hôn xuất phát từ một phía (đơn phương ly hôn) và:

– Không có các căn cứ chứng minh được rằng việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình.

– Không chứng minh được hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.

► Nếu không có chứng cứ chứng minh thì Tòa án cũng sẽ không nhận đơn của Cha; mẹ; người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

► Tòa án sẽ bác đơn ly hôn đơn phương của người chồng trong trường hợp người vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

bac-don-ly-hon
Minh họa việc bác đơn của Tòa án

2. Trường hợp được khởi kiện lại sau khi Tòa bác đơn ly hôn

Thực tế, đương sự vẫn có thể làm lại đơn khởi kiện xin ly hôn dù đã bị Tòa án bác đơn nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:

  1. Người nộp đơn đã đủ năng lực thực hiện hành vi tố tụng dân sự
  2. Yêu cầu ly hôn; yêu cầu thay đổi nuôi con; thay đổi mức cấp dưỡng; mức bồi thường thiệt hại; yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản; thay đổi người giám hộ;… được chấp nhận yêu cầu khởi kiện lại theo yêu cầu của pháp luật.

3. Bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại?

Trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, không có quy định về thời gian nộp lại đơn xin ly hôn sau khi bị Tòa án bác đơn

Căn cứ các quy định pháp luật hiện nay trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, không có quy định nào về thời gian nộp đơn ly hôn lại sau khi bị Tòa án bác đơn.

Tuy nhiên căn cứ điểm c Mục 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có quy định sau:

10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)

c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Theo đó, đối với trường hợp một bên đơn phương nộp đơn ra tòa mà bị tòa án bác đơn, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác là sau một năm sau. Khoảng thời gian này là để vợ chồng có thể hòa giải ly dị, suy nghĩ và xem xét lại quyết định ly hôn của mình.​

bac-don-li-di
Luật sư tư vấn cho người vợ về trường hợp tòa không nhận đơn li dị

4. Ngoại tình có phải là căn cứ để Tòa án bác đơn ly hôn không?

Theo quy định Điều 89 của Luật Hôn nhân gia đình 2000 (đã được thay thế bằng Luật hôn nhân gia đình 2014) thì Căn cứ cho ly hôn là:

1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Đây là quy định chung chung, khó áp dụng vào trường hợp cụ thể. Bởi xác định như thế nào là tình trạng trầm trọng với trường hợp ngoại tình cũng rất khó. Do vậy, đôi khi việc Tòa án bác đơn của đương sự chủ yếu do cảm tính và dựa vào sự trình bày của đương sự tại tòa. Nếu thẩm phán thấy mâu thuẫn của đương sự chưa thực sự như những gì họ khai, thì thường bác đơn xin ly hôn. Mặt khác, trên thực tế, nếu một trong hai bên có quan hệ ngoại tình (nhất là người chồng) thì khả năng tòa án bác đơn là rất cao.

tu-van-khi-nao-toa-bac-don-ly-hon
Luật sư tư vấn khi nào tòa bác đơn ly hôn

5. Liên hệ nhận tư vấn từ luật sư

Trên đây bạn vừa tìm hiểu thông tin do Tuệ Tâm Pháp cung cáp. Hy vọng nội dung là hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về các trường hợp bị từ chối tiếp nhận đơn ly hôn bởi Tòa án. Trường hợp có thắc mắc cần được luật sư tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ về số điện thoại luật sư ly hôn, Hotline: 0908 693 464. Luật sư Duyên với 10+ năm kinh nghiệm chuyên giải quyết ly hôn sẽ hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng và chính xác. Trân trọng!

2 Bình luận / Câu hỏi của bài “Trường Hợp Nào Tòa Bác Đơn Ly Hôn? Điều Kiện Bác Đơn Ly Hôn

  1. Avatar
    Nguyễn Thị Hoài Thêm says:

    Xin luật sư tư vấn giùm: tôi và chồng cưới nhau 18 năm; gia đình vẫn bình thường, thỉnh thoảng có nghe anh có quan hệ với cô đồng nghiệp,và gần đây thường đi làm hay về muộn, có lúc không về nhà do ăn chơi với cô người yêu. Nhưng tôi vẫn chấp nhận và lo chu toàn gia đình, chăm sóc con cái nên gia đình không có vấn đề gì.
    Vào tháng 1/2024 anh nói đi dạy nhưng vô tình tôi phát hiện anh cùng cô đó đi chơi xa cả ngày, về nhà tôi có lên tiếng anh nói không thương tôi nữa và đòi ly dị và bán nhà chia đôi. Về phương diện tình cảm tôi sẵn sàng ly dị ; nhưng việc bán nhà thì tôi gặp khó khăn không có chổ ở , với lại việc xảy ra rất nhanh trong vòng chỉ hơn 1 tháng. Xin luật sư tư vấn tư vấn làm sao bác đơn ly dị của anh ? Thành thật cám ơn

  2. luatsuduyen
    luatsuduyen says:

    Chào bạn!
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Tuệ Tâm Pháp.
    Theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình thì ly hôn có thể giải quyết thuận tình hoặc đơn phương. Trong trường hợp thuận tình thì Toà án sẽ giải quyết cho hai bên ly hôn.
    Nhưng nếu một bên đơn phương ly hôn, thì Toà có thể chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác yêu cầu ly hôn của nguyên đơn. Để Toà án giải quyết cho vợ chồng ly hôn trong trường hợp đơn phương, thì Toà án sẽ dựa vào mức độ trầm trọng của cuộc hôn nhân (ví dụ như: vợ chồng đã ly thân hoặc vợ/chồng ngoại tình, bạo lực gia đình,…).
    Vì vậy, nếu vợ chồng vẫn yêu thương nhau, Toà xác minh tại địa phương cho thấy cuộc sống hôn nhân của vợ chồng không có gì mâu thuẫn trầm trọng,… thì Toà sẽ có cơ sở bác yêu cầu ly hôn của nguyên đơn.
    Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *